Thiếu dự báo, học sinh chọn ngành chưa đúng
Menu
Bổ sung chuyên gia giỏi
“Việc điều tra thông tin đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ, rộngkhắp, mới mong có những thông số chính xác. Nhưng hiện nay chúng ta chưa làm đượcviệc này”, PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM,cho biết.
PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạmTP.HCM, nhìn nhận: “Trung tâm dự báo nhân lực là đơn vị vô cùng quan trọng đốivới sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào. Công tác dự báo nhằm định hướng đàotạo, sử dụng nhân lực của xã hội hiệu quả, hạn chế tình trạng người ra trườngkhó tìm việc hoặc phải làm trái nghề. Vì thế, cần cấp bách đầu tư mọi mặt chocác trung tâm dự báo, từ đó mới có được những thông số trên diện rộng, độ chínhxác cao”.
Kết nối với đào tạo
Một vấn đề khác không kém quan trọng là các thông tin dự báosau khi được đưa ra đầy đủ và chính xác, cần phải có sự gắn kết với quá trìnhđào tạo mới mong đạt được hiệu quả trong việc sử dụng nhân lực.
PGS-TS Nguyễn Kim Hồng cho rằng phải có một tổ chức của nhànước đứng ra chịu trách nhiệm gắn kết thông tin dự báo với các trường, tránhchuyện thiếu tương tác qua lại như hiện nay, các trường cứ ào ào tuyển sinh, mặctrung tâm dự báo thế nào.
Ông Trần Kim Tuyền, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ NghềTP.HCM, đặt vấn đề: “Khi dự báo nguồn nhân lực đã có, việc phân bổ chỉ tiêu chocác trường sẽ diễn ra như thế nào? Chẳng hạn ngành tài chính ngân hàng cần50.000 lao động trong năm 2016 thì ngay từ năm 2012 các trường nào sẽ được đàotạo ngành này, mỗi trường bao nhiêu chỉ tiêu?
Đến năm 2017, nhu cầu tuyển dụng chỉ còn 30.000 người, trườngnào sẽ phải giảm chỉ tiêu? Đến năm 2018 nhu cầu lại tăng vọt thành 70.000 người,Bộ GD-ĐT sẽ chỉ định các trường nào được tăng chỉ tiêu hay sẽ có những trường mớikhác được mở ngành này?…”.
Vì nhiều vấn đề đặt ra như vậy, nên có ý kiến cho rằng Bộ cầnthành lập hẳn một vụ chuyên trách để thực hiện cân đối giữa chỉ tiêu đào tạo vớinhu cầu nhân lực.
Trước thực tế này, thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạoTrường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, đưa ra giải pháp: “Sau khi có số liệu dựbáo thì cần thông tin đến các trường.
Mặt khác, Bộ sẽ làm công việc cân đối tổng chỉ tiêu, ngànhnào đang thừa ngành nào đang thiếu, phân phối trường nào sẽ đào tạo ngành nào vớisố lượng bao nhiêu…”.
Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh đến việc tuyên truyền giúp họcsinh lựa chọn đúng ngành nghề theo nhu cầu của xã hội. PGS-TS Huỳnh Thanh Hùngcho rằng: “Khi Bộ có thông tin dự báo thì phải tuyên truyền, vận động, định hướngcho học sinh trên toàn quốc chọn nghề ngay từ bậc phổ thông”.