Kiểm định là gì? Hiệu chuẩn là gì? Có gì khác nhau
Hiện nay, bất kì một thiết bị sản xuất nào trước khi được đưa vào sử dụng đều phải trải qua quá trình kiểm định, ngoài ra, một số thiết bị đo lường cần được hiệu chuẩn cụ thể. Vậy kiểm định là gì, thế nào là hiệu chuẩn, chúng khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.
Menu
Kiểm định là gì?
Kiểm định được hiểu là công việc xác định, xem xét sự phù hợp của các phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt những chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không, kết quả do cơ quan kiểm định của nhà nước xác định là đạt hoặc không đạt. Việc kiểm định an toàn hiện nay mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện. Có thể xem kiểm định là bước kiểm tra xem máy phòng sạch chính hãng, nhà máy, thiết bị có đảm bảo đúng theo quy định của nhà nước hay không, nếu doanh nghiệp không có bộ phận riêng có thể thuê dịch vụ tư vấn GMP và ISO để được tư vấn thay đổi cho phù hợp. Kiểm định an toàn là bắt buộc đối với từng loại máy móc, thiết bị hay nhà máy sản xuất. Và nhà nước hiện nay cũng đa quy định rõ những máy móc, thiết bị nào cần phải kiểm định.
Việc kiểm định phương tiện đo được thực hiện bởi các kiểm định viên đo lường thống nhất theo các quy trình kiểm định. Thiết bị đo sau quá trình kiểm định đạt yêu cầu được dán tem kiểm định hoặc được cấp giấy chứng nhận kiểm định do cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước ban hành và có giá trị pháp lý trong cả nước.
Dưới tác động của một số nhân tố môi trường, độ tốt của máy móc, thiết bị theo thời gian sẽ bị hạ thấp đáng kể so với thời gian đầu xuất xưởng. Việc suy giảm chất lượng này có thể dẫn đến các tai nạn nghiêm trọng cho người sử dụng. Đây chính là nguyên nhân khiến chúng ta phải thực hiện việc kiểm tra an toàn định kỳ. Trong quá trình thực hiện kiểm tra, chúng ta sẽ kịp thời phát hiện các sự cố (chẳng hạn con ốc nào sắp bong, cầu trục nào sắp gãy,… ) nhằm khắc phục, sửa chữa đúng lúc. Làm như vậy không những giúp chúng ta có thể thoát được các hiểm họa bất ngờ, tránh bị các trục trặc trong hệ thống máy móc làm gián đoạn khi làm việc; mà tuổi thọ của các thiết bị cũng được nâng lên, tăng thời gian sử dụng, giảm chi phí so với việc để máy hỏng và phải thay thế bằng một cái hoàn toàn mới.
Hiệu chuẩn là gì?
Hiệu chuẩn hay còn được gọi là hiệu chuẩn đo lường, là việc xác lập mối liên kết giữa đo lường với phương tiện đo. Từ việc hiệu chuẩn mà ta có thể xác định được các đặc tính đo lường của phương tiện đo. Hiệu chuẩn là việc ta tiến hành so sánh trực tiếp với những tiêu chuẩn đã được quy định. Sau khi đã thực hiện hiệu chuẩn xong, một chứng chỉ hiệu chuẩn (kết quả thử nghiệm) được cấp và sẽ được gắn tem, trừ là trong một số trường hợp khác. Dựa trên việc hiệu chuẩn này, người sử dụng có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định xem phương tiện đo này có thực sự phù hợp với yêu cầu của mình hay không.
Khác với kiểm định, hiệu chuẩn cho các thiết bị, máy móc không mang tính chất bắt buộc theo quy định của Nhà nước. Mà việc thực hiện hiệu chuẩn thông thường sẽ là theo yêu cầu của lãnh đạo hoặc thuê công ty kiểm tra định kỳ như công ty GMP Groups. Hiệu chuẩn là công việc không mang tính chất pháp lý nên có thể làm hoặc không, nhưng nếu được thì nên thực hiện việc hiệu chuẩn để đảm bảo được chất lượng sản phẩm cũng như sự an toàn của bản thân và nhà máy.
Khác nhau giữa hiệu chuẩn và kiểm định là gì?
Về bản chất, hiệu chuẩn và kiểm định đều là so sánh phương tiện đo để có thể xem xét được sai số, lỗi của sản phẩm. Vậy hiệu chuẩn và kiểm định có gì khác nhau?
Tính bắt buộc:
- Kiểm định: Đây là công việc mang tính bắt buộc của Nhà nước, có tính pháp lý, và khi thực hiện phải đúng theo quy định của nhà nước.
- Hiệu chuẩn: Không mang tính bắt buộc của Nhà nước, thực hiện hay không là do yêu cầu của lãnh đạo hoặc tiêu chuẩn iso.
Kết quả:
- Kiểm định: Các thông số sau khi đo xong sẽ được giữ nguyên, không có điều chỉnh nếu sai lệch
- Hiệu chuẩn: Nếu có sai lệch so với tiêu chuẩn thì sẽ xem xét để điều chỉnh về sai số trong một mức độ nhất định.
Mức chi phí khi có sai lệch
- Kiểm định: cao
- Hiệu chuẩn: Thấp
Vai trò
- Kiểm định: Kiểm tra, xác định về sự phù hợp của phương tiện đo về các chỉ tiêu kỹ thuật so với tiêu chuẩn đã được Nhà nước quy định.
- Hiệu chuẩn: Xem xét sự hiển thị số đo của phương tiện đo có phù hợp với các phép đo hay không, xác định xem phương tiện đo đó có đảm bảo không, nếu không đảm bảo thì có thể xem xét điều chỉnh lại.
Kiểm định và hiệu chuẩn là hai công việc mang lại sự đảm bảo cho nhà máy cũng như giảm thiểu những sự cố không đáng có trong thời gian hoạt động, đồng thời còn giúp nhà máy tiết kiệm được chi phí sửa chữa, nên việc kiểm định hay hiệu chuẩn là cần thiết. Với những chia sẻ của Giaoducphothong, hy vọng giúp bạn được hiệu chuẩn và kiểm định là gì và sự khác nhau giữa chúng.