Ngành Logistics là gì? Lương bao nhiêu? Cơ hội làm việc sau ra trường
Posted on / BlogTin giáo dục

Ngành Logistics là gì? Lương bao nhiêu? Cơ hội làm việc sau ra trường

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì ngành Logistics ra đời nhằm giải quyết nhu cầu sản phẩm để sản xuất và phân phối đến tay người tiêu dùng được thuận tiện và hiệu quả nhất. Tuy ra đời chưa lâu nhưng Logistics có vai trò to lớn của nó đối với nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã dần được ghi nhận. Vậy logistics là gì?  Lương và cơ hội làm việc sau ra trường như thế nào thì bạn hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Ngành Logistics là gì?

Ngành Logistics là gì?

Logistics là một trong những ngành dịch vụ được hiểu đơn giản là quá trình chuẩn bị, phân loại, đóng gói, đánh dấu và bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng hóa đến cảng và làm thủ tục hải quan. Ngoài ra, logistics còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ liên quan đến hàng hóa cho người bán hoặc người mua theo yêu cầu riêng của họ.

Tại sao bạn nên học ngành Logistics 

Cơ hội làm việc rộng mở

Mọi tổ chức, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, đặc biệt là thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa luôn cần một đội ngũ logistics để đảm bảo sự lưu thông của chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, thị trường lao động trong ngành logistics vẫn chưa được phục vụ tốt. Lao động chuyên nghiệp không cao, phần lớn là làm trái ngành. Đơn vị sẵn sàng tuyển dụng các bạn sinh viên mới ra trường chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng phát triển.

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể ứng tuyển vào các công ty logistics, công ty xuất nhập khẩu nước ngoài như nhập khẩu Trung Quốc – đánh hàng Châu Âu, giao nhận hàng hóa, kinh doanh quốc tế, dịch vụ có thể kể đến Võ Minh Thiên Logistics, Cẩm Thạch, nhập hàng Trung Quốc Piget,… và rất nhiều vị trí liên quan đang chờ bạn. Ngày nay, do sự phát triển của kinh tế và thương mại quốc tế, số lượng các công ty tham gia vào ngành này ngày càng nhiều. Bạn không cần lo lắng về cơ hội nghề nghiệp khi theo học ngành logistics.

Mức lương cao

Các công việc liên quan đến Logistics ở Việt Nam rất đa dạng. Bạn chắc chắn có thể tìm được một công việc với mức lương cơ bản khá cao sau khi tốt nghiệp đại học, trung bình từ 7 đến 10 triệu đồng. Những người đã có kinh nghiệm, giữ các vị trí quan trọng, làm công việc bán hàng, liên quan đến hoa hồng được trả nhiều hơn.

Môi trường làm việc năng động

Làm việc trong lĩnh vực logistics, bạn sẽ tiếp xúc với rất nhiều người. Đặc biệt khi làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc với các đối tác nước ngoài. Bạn sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng các mối quan hệ và phát triển nhiều kỹ năng, kiến ​​thức và kinh nghiệm.

Đối với các bạn làm trong lĩnh vực kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu quốc tế, hải quan,… được đi công tác thường xuyên và có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế. Thay vì ngồi văn phòng ngày này qua ngày khác. Tất nhiên, có nhiều vị trí không yêu cầu phải đi công tác thường xuyên, nhưng nhìn chung ngành này tương đối năng động.

Những công việc liên quan đến ngành Logistics 

Nhân viên cảng

Nhân viên cảng

– Kiểm tra an toàn lao động, các thiết bị băng tải công cụ xếp dỡ hàng

– Tiến hành bố trí tàu ra – vào hợp lý

– Điều động công nhân bốc xếp, phương tiện di chuyển

– Lập biên bản khi gặp sự cố.

Nhân viên kinh doanh

– Cung cấp thông tin cần thiết để thuyết phục khách hàng

– Duy trì lượng khách bằng cách cập nhật các chính sách ưu đãi, giữ liên lạc thường xuyên

– Quảng bá dịch vụ, sản phẩm đến khách hàng mới

– Giám sát khi phát sinh vấn đề để bảo đảm chất lượng dịch vụ tốt đến tay khách hàng.

Nhân viên vận hành kho

Nhân viên vận hành kho

– Nhận đơn và sắp xếp lịch trình vận chuyển hàng

– Xếp lịch các tuyến giao hàng hợp lý, đúng thời hạn, tiết kiệm chi phí tối đa

– Quản lý, điều động bốc xếp, giao nhận hàng hóa

– Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa từ khi xuất kho đến tay khách hàng.

– Quản lý chứng từ, lưu chuyển hóa đơn

Chuyên viên thu mua

– Lập danh sách, kế hoạch ưu tiên hoạt động thu mua

– Biết cách làm việc với phòng sản xuất và phòng kế hoạch

– Đánh giá kế hoạch đặt hàng, đưa ra yêu cầu quản lý và thu mua hàng

– Cung cấp thông tin, các văn bản cần thiết cho nhà cung cấp

– Theo dõi tình trạng đơn hàng, ứng phó sự cố kịp thời

– Theo dõi đơn đặt hàng, xác nhận thời gian sản xuất với thời điểm giao hàng và chi phí

– Cập nhật, đánh giá và duy trình đơn hàng đến khi kết thúc

– Các đơn hàng đảm bảo tuân thủ đúng thỏa thuận trong hợp đồng

Nhân viên giao nhận

– Tiếp nhận và xử lý các thông tin lô hàng

– Lấy giấy ủy quyền, D/O tại đại lý, hãng

– Tư vấn, hỗ trợ khách hàng và đưa ra giải pháp

– Thu xếp và điều động phương tiện vận chuyển

– Theo dõi tiến độ giao hàng

Nhân viên hiện trường

Nhân viên hiện trường

– Khai báo cho hải quan ngay tại cảng

– Theo dõi quá trình đóng gói và xếp hàng trực tiếp tại kho

– Phối hợp với các bộ phận khác để tiếp nhận, giao hàng đúng thỏa thuận

– Báo cáo chi tiết công việc cho ban giám đốc và phụ trách bộ phận

Nhân viên chăm sóc khách hàng

– Xử lý các yêu cầu nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao

– Theo dõi đơn đặt hàng lớn, giải quyết mọi yêu cầu của khách hàng

– Lưu trữ thông tin và tạo mối quan hệ với khách hàng

Nhân viên chứng từ

– Soạn thảo văn bản, xử lý chứng từ xuất nhập khẩu như hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, giấy báo hàng đến và lệnh giao hàng.

– Chuẩn bị bộ chứng từ hải quan, xin giấy chứng nhận xuất xứ, chứng nhận chất lượng và các công văn, tờ trình của các bên liên quan.

– Liên hệ với khách hàng và phối hợp với bộ phận hiện trường làm thủ tục thông quan hàng hóa

– Lưu trữ hồ sơ và chứng từ

Nhân viên hải quan

Nhân viên hải quan

– Kiểm tra giấy tờ xuất nhập khẩu bảo đảm hợp lệ đúng theo pháp luật

– Kiểm tra, phân luồng hàng hóa, đảm bảo hợp pháp

– Biết khai báo với hải quan thông qua phần mềm

– Hướng dẫn nhân viên hiện trường làm thủ tục cần thiết khi thông quan

Chuyên viên thanh toán quốc tế

– Tiếp nhận chứng từ và cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế

– Kiểm tra tính pháp lý của giấy tờ, hồ sơ bảo đảm đúng mẫu và đúng quy định của pháp luật

– Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện các hồ sơ cần thiết để thanh toán

– Lưu trữ tài liệu, sổ sách và hồ sơ về công tác kế toán

Lương và cơ hội làm việc sau ra trường

Lương và cơ hội làm việc sau ra trường

Ngành logistics đã phát triển ở Việt Nam với tốc độ đáng kinh ngạc 35-40% trong 30 năm qua. Hiện tại, có hơn 1.500 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này, và con số này dự kiến ​​sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam, các công ty sẽ cần bổ sung thêm khoảng 18.000 lao động trong ba năm tới, chưa kể các công ty thuộc các ngành khác.

Điều này cho thấy tiềm năng và cơ hội phát triển của những người theo học ngành logistics là rất lớn, sau khi ra trường chắc chắn có thể tìm được công việc lương cao, ổn định tại các công ty logistics trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, không có công việc nào là dễ dàng và cần phải nỗ lực rất nhiều mới có thể thành công trong lĩnh vực logistics. Đầu tiên, bạn phải trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình, vì hầu hết các doanh nghiệp đều có hướng mở rộng hợp pháp. Hợp tác với các công ty nước ngoài, các tài liệu và biên bản họp cũng được cung cấp bằng tiếng Anh.

Mức lương tham khảo theo cấp bậc của nghề Logistics hiện nay:

– Logistics Officer: Đây là vị trí không đòi hỏi kinh nghiệm, bạn có thể dễ dàng ứng tuyển khi mới ra trường. Lương khởi điểm của công việc này là khoảng 6-7 triệu/ tháng.

– Logistics Supervisor: Có từ 1-2 năm kinh nghiệm thì mới được lên vị trí này. Hơn nữa, có nhiều công ty sẽ trực tiếp thăng chức lên Logistics Manager nếu bạn làm tốt. Lương khởi điểm của công việc này là từ $1000 – $1500.

– Logistics Manager: Để đảm nhận được công việc này thì ít nhất bạn cũng phải có 3 năm kinh nghiệm trở nên, khả năng nói tiếng Anh trôi chảy. Mức lương thì tùy vào từng doanh nghiệp lớn hay nhỏ, thường dao động từ $1000 -$4000 và cao nhất là $5000.

– Logistics Director: Là công việc của người đứng đầu, người quản lý và phân bổ đồng thời kiểm soát được các hoạt động của công ty. Để đảm nhiệm được công việc này thì ít nhất bạn phải có 8 năm làm việc, tùy từng doanh nghiệp mà có thể lên thẳng lên Supply Chain Director. Mức lương khởi điểm của công việc này từ $4000 – $6000.

– Supply Chain Director: Được biết là giám đốc của chuỗi cung ứng, tại đây bạn sẽ phụ trách mọi hoạt động có liên quan đến chuỗi cung ứng không chỉ trong nước và cả quốc tế. Vị trí này đòi hỏi bạn phải có trách nhiệm cao và mức lương khởi điểm của công việc này từ $5000 – $7000.

Như vậy, trong bài viết mà Giáo Dục Phổ Thông đã chia sẻ chắc hẳn bạn cũng đã phần nào hiểu hơn về ngành Logistics là gì rồi đúng không nào? Nếu có vấn đề gì thắc mắc xin vui lòng bình luận ở phía dưới để được hỗ trợ sớm nhất bạn nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *