Sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa dựa trên chương trình chuẩn
– Hội thảo ba ngày giữa các chuyêngia giáo dục Việt Nam và nước ngoài về Đề án Đổi mới chương trình, sách giáokhoa phổ thông sau năm 2015 đã mổ xẻ những vấn đề gì, thưa ông?
– Tại hội thảo,các chuyên gia nước ngoài trình bày kinh nghiệm, những vấn đề về lý luận, xuhướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay của thế giới. Các nhómnhư Toán, Khoa học xã hội, Mỹ thuật… phải tự xác định lấy mục tiêu của mình, từđó xây dựng chương trình. Sách giáo khoa chỉ là yếu tố tĩnh, là kịch bản, muốnbiến nó thành hiện thực phải được diễn.
Hội thảo tập trungvào yếu tố giáo viên, việc giảng dạy của giáo viên quyết định tới mức nào.Chúng tôi nhận được những quan điểm rất hay, như sách giáo khoa chỉ là kịch bảnmà nhân vật đầu tiên là giáo viên. Sau đó, phải xác định vai trò, vị trí củagiáo viên, đánh giá sách giáo khoa, chương trình tác động đến việc đạt được mụctiêu như thế nào? Tôi cho đó là ý tưởng hay.
Tôi chỉ đưa ra mộthình ảnh, đánh giá giáo viên của ta xưa nay là nhìn vào giáo viên thao tác,người dự giờ ngồi bên dưới lớp nhìn giáo viên thao tác trên bảng. Nhưng cácnước đánh giá giáo viên phải nhìn vào sản phẩm mà họ tác động vào, phải nhìnhọc sinh mới quay lại đánh giá giáo viên.
Tôi cho là chúngta cần học tập cách làm này. Đánh giá như vậy mới phân tích được nghề nghiệp,giáo viên nhìn vào học trò mới biết mình khiếm khuyết chỗ nào. Thế nên theo tôingười dự giờ phải ngồi trên để nhìn xuống đánh giá học trò.
– Sách giáo khoa hiện nay bị cho là quá tải, ôm đồm nội dung không cần thiết, ông nghĩ sao?
– Tôinghe nhiều phản ánh sách giáo khoa hiện nay hơi nặng, có người thì dùng kháiniệm quá tải. Tuy nhiên, phải định nghĩa thế nào là quá tải? Đó là nặng vềnhững điều không thật sự cần thiết, những kiến thức cần thiết lại thiếu. Nhưngđể phát triển năng lực học sinh thì tôi cho là sách giáo khoa của chúng ta sovới các nước không phải quá tải.
Về nộidung khoa học thì sách giáo khoa có thể có sai sót nhỏ, ở chỗ này chỗ kia nhưngkhông trầm trọng tới mức phải có một cuộc đổi mới lớn như thế này. Điều quantrọng là sách giáo khoa sẽ phải thay đổi, phải đổi mới cho phù hợp với quanđiểm chỉ đạo của chương trình. Sách giáo khoa chỉ là cái thể hiện, là một yếutố để thực hiện chương trình chứ không phải là tất cả.
– Vậyphương án đổi mới sách giáo khoa sau năm 2015 sẽ như thế nào, thưa ông?
– Đổi mớichương trình sách giáo khoa sẽ theo hướng tích hợp, rất căn bản, từ việc xácđịnh thành phần, cơ cấu nội dung, cấu trúc. Phải đưa ra cái chuẩn tạo nên nhâncách của người học, từ đó người viết sách, người dạy… tập trung hướng vào phẩmchất đó để giáo dục, đánh giá. Dạy học tích hợp là nguyên lý không bàn cãi bởitri thức của chúng ta tất cả là tích hợp, không có ai chỉ tư duy bằng môn nàyhay môn kia, hay giải một bài toán thực tiễn cần sử dụng nhiều tri thức.
Tác giả viết sách giáo khoa sắp tới phải được tập huấn để nắm chương trình, nguyên tắcsư phạm. Bản chất của dạy học tích hợp để giáo viên phải là hai trong một, vừalà nhà chuyên môn về lĩnh vực khoa học ấy, đồng thời người cũng là nhà sư phạm. Được nhưvậy, tôi tin rằng sách giáo khoa sẽ thể hiện vai trò của nó trong quá trình dạyvà học.
Một sốnước sách giáo khoa do nhà xuất bản tổ chức, chọn tác giả dựa vào yêu cầu củachương trình. Nhưng ở Việt Nam, chúng ta chưa quen cách để cho tác giả sáng tạonên Bộ GD&ĐT phải chủ trì tổ chức một bộ sách giáo khoa, động viên các nhàxuất bản cùng các tác giả khác dựa vào chương trình, pháp lệnh biên soạn sáchgiáo khoa. Bộ GD và ĐT sẽ có một Hội đồng thẩm định. Tuy nhiên, về lâu dài thìvai trò thẩm định lớn nhất vẫn là thực tiễn, là học sinh và giáo viên. Với mộtchương trình chuẩn sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa, giáo viên dạy theo bộ sáchnào, phương pháp nào là quyền sáng tạo của họ. Như vậy sẽ có độ mở cho sự sángtạo của giáo viên.
– Nhiềutrí thức thủ đô nêu quan điểm Bộ GD&ĐT nên để cho các tổ chức chuyên ngànhviết sách giáo khoa, như sách Sinh học giao cho Hội sinh học, sách Văn giao choHội nhà văn vừa tận dụng được các nhà chuyên môn đầu ngành vừa giảm kinh phí, ýkiến của ông như thế nào?
– Theotôi, tổ chức viết sách giáo khoa là quyền của Bộ GD&ĐT. Người quản lý caonhất của ngành phải chọn được tác giả có kinh nghiệm nhất, có trình độ nhất, vừa là nhà giáo dục đồng thời là nhà chuyên môn về lĩnh vực ấy. Chúngtôi đã có những tác giả như vậy và phát huy tác dụng lâu nay.
Có giaocho hội này, hội kia viết sách giáo khoa hay không thì cứ theo cơ chế, ai đăngký thì viết. Tôi cho rằng, các tổ chức chuyên ngành nêu trên thể hiện thái độrất trách nhiệm đóng góp cho ngành giáo dục, nên mở rộng sự sáng tạo của nhữngngười biện soạn sách giáo khoa.
– Ông suynghĩ thế nào khi một số chuyên gia đề xuất rút ngắn thời gian học phổ thông còn11 năm?
– Quanđiểm của tôi vẫn giữ 12 năm. Theo thống kê khoảng 200 nước trên thế giới có gần170 nước đào tạo phổ thông từ 12 năm trở lên. Tôi nghĩ, giáo dục quan trọng bậcnhất là yếu tố tâm lý phát triển của người học. Nếu chỉ dạy kiến thức văn hóathì có thể rút ngắn, nhưng học trò đâu phải chỉ có kiến thức, kiến chức chỉ làmột yếu tố của nhân cách mà thôi.
Dự kiếnsau năm 2015, hệ thống chương trình giáo dục phổ thông sẽ giảm số môn học bắtbuộc, tăng môn tự chọn. Cụ thể, cấp tiểu học hiện hành có 11 môn học và 3 hoạtđộng giáo dục, sau năm 2015 có 5 môn học và 4 hoạt động giáo dục. Cấp THCS hiệnhành có 13 môn học và 4 hoạt động giáo dục, sau năm 2015 con số tương ứng là 10và 3.
Ở cấpTHPT, lớp 10 hiện có 13 môn học và 5 hoạt động giáo dục, sau năm 2015 có 11 mônhọc với 2 hoặc 3 chủ đề tự chọn và 3 hoạt động giáo dục; lớp 11 và lớp 12 hiệnhành có 13 môn học với 5 hoạt động giáo dục, sau năm 2015 còn 4 môn học (Ngữvăn, Toán, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ) và 3 môn tự chọn, 3 hoạt động giáodục.
Theo Vnexpress.net